25/11/2024
Chuyên đề
Đừng chủ quan trước “giặc lửa”
Sự tàn phá của “giặc lửa” một trong những thảm họa tồi tệ nhất mà con người có thể đối mặt, không chỉ gây thiệt hại kinh tế con người mà còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường xung quanh. Vì thế, các cơ quan chức năng luôn quan tâm, lưu ý và ban hành những quy định về vật liệu chống cháy, hệ thống thoát hiểm để hạn chế thiệt hại về người và tài sản cho người dân.
Hiện trạng hỏa hoạn tháng 5/2024
Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào khoảng 12h đêm đêm 24/5 tại một ngôi nhà 5 tầng, trong nhà có nhiều người thuê trọ tại ngõ 43 phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội. Đám cháy đã bùng phát khiến cho nhiều người đang thuê trọ trong ngôi nhà đã không thoát ra kịp và gây thiệt hại thảm khốc. Hậu quả về tài sản có thể khắc phục theo thời gian, nhưng nỗi đau tinh thần sẽ còn kéo dài trong tâm trí người ở lại.
Giải pháp nào ngăn cháy hiệu quả với hộ gia đình
Khi nghĩ đến việc bảo vệ tài sản và ngăn chặn nguy cơ cháy lan trong môi trường sống, đặc biệt là tại các khu dân cư đông người, việc sử dụng dung dịch chống cháy được xem là là một giải pháp hiệu quả. Với các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh, có thể cân nhắc việc sử dụng các loại dung dịch chống cháy cho các vật liệu dễ cháy lan như vải & gỗ – giải pháp hiệu quả để bảo vệ tài sản và đảm bảo an toàn cho tính mạng con người.
Dung dịch chống cháy với ưu điểm trong suốt, không mùi, an toàn và thân thiện với môi trường, dùng để chống cháy cho các sản phẩm gốc cellulose như ván MDF, Plywood, OSB, và các vật liệu từ vải… Sau khi được xử lý bằng dung dịch chống cháy, bề mặt vật liệu tiếp xúc với lửa chỉ bị hóa than, không bắt lửa, không phát sinh ra khói độc, không cháy lan, cháy bén, đạt tiêu chuẩn chống cháy theo QCVN06:2022/BXD.
Những vụ cháy lớn và thiệt hại nghiêm trọng mà chúng gây ra đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc cần có các biện pháp phòng chống cháy hiệu quả. Đặc biệt, cần nâng cao nhận thức và đầu tư vào các giải pháp phòng chống cháy nổ để hạn chế tối đa những thiệt hại và nỗi đau do “giặc lửa” gây ra. Việc chủ động phòng ngừa không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là của cả cộng đồng, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn hơn cho tất cả mọi người.