16/09/2024
Chuyên đề
Lưu ý đối với cửa thoát hiểm theo QCVN 06:2021/BXD
Thoát hiểm là một trong những hạng mục thi công cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong những công trình xây dựng ở nước ta. Vào năm 2021, Thông tư QCVN 06:2021/BXD được ban hành với những quy định cửa thoát hiểm và lối ra thoát hiểm của công trình bắt buộc phải đáp ứng những yêu cầu chất lượng tối thiểu. Vậy những quy định về cửa thoát hiểm và lối ra thoát hiểm có những điều gì đáng chú ý?
Những quy định về cửa thoát hiểm đối với chung cư
Một số quy định đáng chú ý của cửa thoát hiểm đảm bảo an toàn PCCC đối với chung cư có thể nhắc đến như sau:
Theo mục 3.2.3 QCVN 06:2021/BXD, cửa có cánh theo kiểu trượt hoặc xếp, cửa cuốn và cửa quay không được xem là cửa thoát hiểm. Cửa thoát hiểm phải đáp ứng cấu tạo cánh có thể mở ra (dạng bản lề).
Theo mục 3.2.9 QCVN 06:2021/BXD, quy định cửa thoát hiểm ở các buồng thang bộ phải lớn hơn chiều ngang của bản thang hoặc giá trị tính toán được quy định tại 3.4.1 QCVN 06:2021/BXD.
Theo mục 3.2.10 QCVN 06:2021/BXD, quy định cửa thoát hiểm phải mở được theo chiều thoát hiểm theo hướng từ trong ra ngoài. Một số trường hợp không quy định chiều mở bao gồm:
- Gian phòng nhóm F 1.3 và F 1.4
- Gian phòng có dưới 15 người xuất hiện đồng thời ngoại trừ gian phòng hạng A và B
- Kho rộng hơn 200m2 nhưng có ít người thường trực
- Cửa thoát hiểm tại các lối ra dẫn vào cầu thang bộ loại 3
- Các gian phòng dùng làm phòng vệ sinh
Theo mục 3.2.11 QCVN 06:2021/BXD, cửa thoát hiểm từ các không gian chung, hành lang, thang bộ, phòng chờ và đại sảnh bắt buộc không được sử dụng chốt khóa và đáp ứng điều kiện có thể mở tự do từ hai phía mà không cần sử dụng chìa.
- Cửa thoát hiểm tại các cầu thang bộ phải có cơ chế tự đóng và chèn kín các khe cửa ngoại trừ các cửa thoát hiểm cầu thang bộ mở trực tiếp ra ngoài.
- Cửa thoát hiểm tại lối thoát hiểm của các gian phòng hay hành lang phải được trang bị khả năng tự đóng và chèn kín các khe cửa. Loại cửa này nếu để mở trong thời gian không sử dụng thì phải có cơ chế tự động đóng khi xảy ra cháy.
Cửa thoát hiểm hai chiều là một trong những giải pháp đang được ưa chuộng ứng dụng tại các chung cư và nhà cao tầng. Với khả năng đóng mở hai chiều theo dạng bản lề, đây là loại cửa có thể dễ dàng đáp ứng các quy định về chiều cửa như ở 3.2.10 và quy chế mở cánh như ở 3.2.3.
Quy định về lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài
Theo phụ lục G của QCVN 06:2021/BXD, lối ra được xem là lối thoát hiểm nếu như đáp ứng được một trong những mục sau:
- Lối ra dẫn từ các gian phòng của tầng 1 ra trực tiếp bên ngoài hoặc ra sảnh, hành lang, cầu thang bộ.
- Lối ra của các tầng không phải là tầng 1 dẫn đến hành lang và dẫn đến cầu thang bộ.
- Lối ra dẫn đến gian phòng bên cạnh ở cùng tầng.
Theo mục 3.2.9 QCVN 06:2010/BXD, chiều cao của lối ra thoát nạn phải cao hơn 1,9m và chiều rộng không được nhỏ hơn:
- 1,2m với số người thoát nạn ước tính trên 15 người từ gian phòng nhóm F 1.1.
- 0,8m với những trường hợp còn lại.
Giải pháp cửa thoát hiểm cho chung cư
Giải pháp cửa thoát hiểm cho chung cư ứng dụng tấm chống cháy và tấm cách nhiệt KH Shield với những ưu điểm vượt trội về khả năng ngăn cháy, cách nhiệt có thể kể đến như:
- Tính năng ngăn cháy vượt trội khi ứng dụng tấm chống cháy giúp cửa thoát hiểm nâng cao khả năng ức chế cháy lan của đám cháy trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, không bắt cháy và không tạo khói đen khi cháy.
- Tính năng cách nhiệt khi ứng dụng tấm cách nhiệt KH Shield giúp làm chậm khả năng dẫn nhiệt của cửa thoát hiểm, mang đến khả năng ức chế đám cháy từ lúc vừa hình thành và gia tăng thời gian thoát hiểm cho dân cư.
- Ứng dụng tấm chống cháy và tấm cách nhiệt cho cửa thoát hiểm chung cư còn có nhiều lợi ích khác như: Chống thấm nước trong môi trường ẩm ướt, không gây độc hại và không phá hủy.
Công nghệ FireShieldPRO® tạo ra tấm chống cháy và tấm cách nhiệt KH Shield thân thiện với môi trường và người sử dụng. Thành phần từ những loại phế phẩm nông nghiệp, chất kết dính, sợi thủy tinh và các loại khoáng chất mang đến khả năng tái chế vô hạn và không gây ô nhiễm môi trường.
Thông tư QCVN 06:2021/BXD ban hành với nhiều thay đổi trong quy định cửa thoát hiểm của những công trình xây dựng. Đây cũng là cơ hội phát triển chất lượng phòng cháy chữa cháy và nâng cao khả năng bảo vệ sức khỏe, tính mạng cũng như tài sản của con người.